Luân canh

Luân canh là sự luân phiên thay đổi cây trồng theo không gian và thời gian trong chu kỳ nhất định cùng trên một diện tích.Phải tiến hành luân canh bởi vì: Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác. Tất cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ luân canh mà xác định nội dung của mình. Các chế độ canh tác khác như thuỷ lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại… đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ luân canh.Nói cách khác: Mỗi loại cây trồng yêu cầu một số chất dinh dưỡng nhất định và có một số đặc tính thực vật riêng biệt cho nên chỉ có thể hút được chất dinh dưỡng ở một độ sâu nhất định.Ví dụ: nếu trồng mãi cây họ đậu, làm cho đất nghèo CaO; trồng mãi cây ăn củ làm cho đất nghèo kali; trồng mãi cây ăn rau lá làm cho đất nghèo đạm… Trong lúc đó những loại cây họ đậu rễ ăn sâu, có khả năng đồng hóa được những chất khó tan, đặc biệt là những dạng lân khó tiêu. Nếu được luân canh sẽ làm cho đất thêm sâu tầng canh tác, thêm phong phú các chất dinh dưỡng, khắc phục được sự mất cân đối một số chất dinh dưỡng do chế độ độc canh gây ra.– Luân canh có tác dụng sau:Điều hoà dinh dưỡng và nước trong đất.Luân canh chính xác có tác dụng cải tạo và bồi dưỡng đất.Chống xói mòn và bảo vệ đất.Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại.Điều tiết hoạt động của vi sinh vật trong đất.Tăng năng suất cây trồng và tăng sản lượng nông nghiệp.Điều hoà lao động và việc sử dụng các vật tư kỹ thuật khác